
TÓM TẮT KIẾN THỨC ĐỊA LÍ:
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG
1. Thiên nhiên phân hoá theo
chiều Bắc –Nam :
do sự phân
hóa của khí hậu.
a. Phần lãnh thổ phía Bắc( từ dãy Bạch Mã trở
ra)
- Thiên nhiên vùng phía Bắc đặc trưng cho vùng
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
+ Khí hậu:
Nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên 200C, mùa đông lạnh nhiệt
độ giảm xống 180C, biên độ nhiệt của vùng tương đối lớn
+ Sinh vật: rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, các
loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
b.Phần lãnh thổ phía Nam ( từ dãy Bạch Mã trở vào)
- Thiên nhiên của vùng khí hậu cận xích đạo
gió mùa.
+ Khí hậu: Xích đạo, quanh năm nóng nhiệt độ
trên 250C, không có tháng nào dưới 200C, biên độ nhiệt
nhỏ, khí hậu chia thành 2 mùa ( mưa - khô)
+ Sinh vật: đới rừng cận xích đạo gió mùa với
động – thực vật phần lớn thuộc vùng xích
đạo và nhiệt đới.
2. Thiên nhiên phân hoá theo
chiều Đông – Tây:
a. Vùng biển và thềm lục địa:
-
Đa dạng và giàu có.
-
Tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.
b. Vùng
đồng bằng ven biển:
-
ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ: trù phú, thay đổi theo mùa.
-
ĐB ven biển Trung Bộ: đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và phát
triển kinh tế biển.
c. Vùng đồi núi:
-
ĐBắc: cận nhiệt đới gió mùa.
-
Tây Bắc: vùng núi thấp là nhiệt đới ẩm gió mùa, vùng núi cao mang tính chất ôn
đới.
-
Đông Trường Sơn và Tây Nguyên: đối lập nhau về mùa mưa khô.
3. Thiên nhiên phân hoá theo
độ cao: có
3 đai cao
a. Đai nhiệt đới gió mùa:
-
Giới hạn: miền Bắc: 600-700m, miền Nam :900-1000m
-
Khí hậu: Nhiệt đới, độ ẩm thay đổi
tùy nơi.
-
Đất: đất phù sa chiếm 24% diện tích, đất feralit chiếm 60% diện tích.
-
Sinh vật:
+
Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, động vật phong phú đa dạng.
+
Rừng nhiệt đới gió mùa.
b. Đai cận nhiệt đới gió mùa
trên núi:
-
Giới hạn: từ đai nhiệt đới gió mùa ->
2600m.
-
Khí hậu: mát mẻ, mưa nhiều hơn ẩm tăng.
-
Đất và sinh vật:
+
Dưới 1600 – 1700m: đất feralit có mùn, rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim,
chim thú phương Bắc.
+
Trên 1600 – 1700m: đất mùn, rêu, địa y, xuất hiện cây ôn đới và chim di cư khu
hệ Himalaya .
c. Đai ôn đới gió mùa trên
núi:
-
Giới hạn: từ 2600m trở lên
-
Khí hậu: ôn đới, nhiệt độ quanh năm dưới 150C
-
Đất: mùn thô.
-
Sinh vật: đỗ quyên, lãnh sam...
4.Các miền địa lí tự nhiên:
Miền tự nhiên
|
Ranh giới
|
Đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền
|
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc
Bộ
|
Vùng
núi ĐB và đồng bằng Bắc Bộ
|
-
Địa hình: chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình bờ biển đa dạng, vùng cũng có các
thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng-> thuận lợi đi lại- sản xuất
-
Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
-
Sinh vật: Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa, có các loài thực vật
phương Bắc sinh sống.
-
Khoáng sản phong phú: than, đá vôi, chì kẽm, thiếc...-> thuận lợi phát
triển công nghiệp.
*
Khó khăn: thời tiết thay đổi thất thường ( bão, lũ, sương muối...)
|
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
|
Từ sông Hồng đến dãy Bạch Mã
|
-
Địa hình: địa hình cao hướng TB- ĐN, có nhiều sơn nguyên cao nguyên, đồng
bằng hẹp, ven biển có nhiều cồn cát đầm phá.
-Khí
hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc và gió mùa tây
nam.
-Sinh
vật: có đủ hệ thống đai cao, thực vật phương
-Khoáng
sản: giàu ( sắt, thiếc, crômit...)-> thuận lợi phát triển CN.
*
Khó khăn: thiên tai như bão, lũ, hạn hán...
|
Miền Nam Trung Bộ và Nam
Bộ
|
Từ
dãy Bạch Mã trở vào
|
-
Địa hình: gồm các khối núi cổ, sơn nguyên, cao nguyên badan; đồng bằng Nam Bộ
mở rộng và đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; nhiều vịnh, đảo.
-Khí
hậu: cận xích đạo gió mùa, 2 mùa mưa khô rõ rệt.
-Sinh
vật: nhiệt đới và xích đạo chiếm ưu thế; nhiều rừng, nhiều thú lớn.
-Khoáng
sản: dầu khí trữ lượng lớn, bôxit.
*
Khó khăn: xói mòn, rửa trôi, ngập lụt, hạn hán...
|
CÂU HỎI THAM
KHẢO
Câu 1. Nêu đặc
điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam ?
Câu 2. Chứng
minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá
theo độ cao?
Câu 3. Hãy nêu
đặc điểm của mỗi miền tự nhiên. những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng
tự nhiên mỗi miền?
Chuyên đề Địa lí, Chuyên đề Địa lí 12, Địa lí, Địa lí 12, Địa lí THPT, Địa lý,
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment