Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn luôn dương, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C, số giờ nắng 1400-3000 giờ/ năm. Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận lượng bức xạ lớn.
TÓM TẮT KIẾN THỨC ĐỊA LÍ: THIÊN
NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa:
a. Tính chất nhiệt đới:
- Biểu
hiện: Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn luôn dương, nhiệt độ trung bình năm
cao trên 200C, số giờ nắng 1400-3000 giờ/ năm.
- Nguyên
nhân: Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận lượng bức xạ lớn.
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:
- Biểu
hiện: Lượng mưa trung bình nước ta lớn từ 1500- 2000 mm/ năm (có nơi 3000mm), độ
ẩm không khí cao 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
- Nguyên
nhân: Do tiếp giáp Biển Đông nên các khối không khí khi qua biển được tăng
cường ẩm.
c. Gío mùa:
- Biểu
hiện: có 2 loại gió mùa ( gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ)
- Nguyên
nhân: Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có gió Tín phong
hơn nữa chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa.
- Hoạt
động của các loại gió mùa:
* Gió mùa mùa đông:
+
Thời gian hoạt động từ tháng 11 – tháng 4, tính chất lạnh khô, hướng ĐB.
+
Nửa đầu mùa đông có tính chất lạnh khô, nửa sau mùa đông có tính chất lạnh ẩm.
+
Gió mùa đông ảnh hưởng mạnh đến miền
Bắc, từ Đà Nẵng trở vào gió mùa ĐB suy yếu dần.
* Gió mùa mùa hạ:
+
Thời gian họat động từ tháng 5 ->10, tính chất nóng ẩm, hướng TN.
+
Đầu mùa hạ, gió mùa TN gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, gây khô nóng cho
miền Trung.
+
Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa TN gây mưa cho cả nước.
=> Hệ quả phân mùa khí
hậu:
- Miền
Bắc có mùa đông lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Miền
Nam có 2 mùa mưa - khô rõ rệt.
- Giữa
Tây Nguyên và miền Trung có sự đối lập về mùa mưa khô.
2. Các thành phần tự nhiên
khác:
a. Địa hình:
- Xâm
thực mạnh ở miền đồi núi, đặc biệt trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật
đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, gây sạt lở đất đá. Ở vùng núi đá vôi hình thành
địa hình caxtơ với các hang động...
- Bồi tụ
nhanh ở đồng bằng hạ lưu: mỗi năm
đồng bằng sông Hồng và ĐB sông Cửu Long lấn ra biển khoảng 100 m.
b. Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: có khoảng
2360 con sông chiều dài 10km trở lên, trung bình cứ 20km đường bờ biển lại có 1
cửa sông.
- Nhiều
nước, giàu phù sa: Tổng lượng nước 839 tỉ m3/ năm, tổng phù sa
200 triệu tấn/năm.
- Chế độ
nước theo mùa: phụ thuộc vào chế độ mùa của khí hậu (Mùa lũ- mùa mưa, mùa
cạn- mùa khô).
c. Đất:
- Qúa
trình feralit là quá trình hình thành
đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhệt đới ẩm
- Nguyên
nhân: nhiệt cao ẩm lớn, mưa nhiều rửa trôi các chất bazơ dể tan (Ca2+,
Mg2+,K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt
và ôxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng.
d. Sinh vật: Tiêu biểu là hệ sinh thái
rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần thực, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên
nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống:
a. Ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp.
- Thuận
lợi: Nhiệt cao, ẩm lớn, khí hậu
phân mùa -> phát triển nông nghiệp lúa nước, thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa
cây trồng vật nuôi.
-Khó
khăn: tính thất thường của thời tiết gây khó khăn đến hoạt động canh
tác, thời vụ, thiên tai dịch bệnh...
b. Ảnh hưởng
đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống.
-Thuận lợi phát triển các
ngành kinh tế: Lâm mnghệp, GTVT, du lịch...
-Khó
khăn: Bảo quản máy móc, môi trường suy thoái và ô nhiễm, thiên tai.
CÂU HỎI
Câu 1:Tính
chất nhiệt đới, ẩm gío mùa của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào?
Câu 2: Trình
bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân mùa giữa
các khu vực?
Câu 3: Hãy nêu
biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình,
sông ngòi ở nước ta?
Câu 4: Thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh
quan như thế nào:
Câu 5: Nêu ảnh
hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống?
Chuyên đề Địa lí, Chuyên đề Địa lí 12, Địa lí, Địa lí 12, Địa lí THPT, Địa lý,
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment