TÓM TẮT KIẾN
THỨC ĐỊA LÍ: Phần
ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐCPHÒNGỞ BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO,
QUẦN ĐẢO.
1. Vùng biển và thềm lục địa nước ta rất giàu tài nguyên.
a. Nước ta có vùng biển rộng
lớn.
- Bao gồm: vùng nôi thủy, lãnh hải, vùng tiếp
giáp lãnh hải cùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa: có diện tích 1 triệu
Km2 (gấp 3 lần phần đất liền).
b. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp
kinh tế biển:
- Nguồn lợi sinh vật đa dạng, phong phú, Tôm,
cá, cua, mực, nhiều đặc sản quý: Đồi mồi, yến, hải sản, bào ngư, ngọc trai …
- Tài nguyên khoáng sản: Có giá trị nhất dầu mỏ, khí tự nhiên, muối
biển.
-Vùng biển nước ta có điều kiện phát triển giao
thông vận tải biển: ( vinh biển-> cảng)
- Du lịch biển – đảo: nhiều bãi tắm rộng, đẹp,
khí hậu tốt->Thuận lợi phát triển du lịch an dưỡng, du lịch thể thao, đang
thu hút khách trong và ngoài nước.
ð Phát triển tổng hợp kinh tếbiển tác động đến nhiều ngành dịch vụ thương mại khác phát triển. Đòn bẩy cho
sự phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện tại và tương lai.
2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế
và bảo vệ an ninh vùng biển.
a. Thuộc vùng biển nước ta
có hơn 4000 hòn đảo lớn, nhỏ.và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.(kể tên một số
đảo)
ð Có vai trò lớn: tạo hệ
thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, tạo căn cứ để khai thác biển và đại dương.Việc
khẳng định chủ quyền của các đảo và quần đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền của
nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
b. Các huyện đảo ở nước ta:
*
Huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh).
*
Huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)
*
Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
*
Huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng)
*
Huyện đảo Lý Sơn (Quãng Ngãi)
*
Huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa)
*
Huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận)
*
Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
*
Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc (Kiên Giang)
c. Tại sao phải khai thác
tổng hợp kinh tế biển:
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng → chỉ có
khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển là không thể chia cắt được.
Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển …
- Môi trường đảo, do sự biệt lập và diện tích
nhỏ nên dễ nhạy cảm trước tác động của con người.
3. Tăng cường hợp tác với
các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.
- Biển đông là biển chung của nhiều nước.
ð Việc hợp tác, tăng cường
đối thoại là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.
-Việt Nam có nhiều lợi ích kinh tế ở biển Đông
ð mỗi người Việt Nam có bổn phận bảo vệ vùng biển và
hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.
CÂU HỎI GỢI Ý
Câu 1: Tại sao việc giữ vững
chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn?
Câu 2. Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế
biển? Phân tích thế mạnh của GTVT biển?Chuyên đề Địa lí, Chuyên đề Địa lí 12, Địa lí, Địa lí 12, Địa lí THPT, Địa lý, Kiến thức, Lớp 12, Ôn thi, Ôn thi THPT Quốc gia
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment