
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu của vùng, đó là “ Nân gcao hiệu quả khai thác trên cơ sở đầu tư khoa học- kĩ thuật, vốn để vừa tăng thu nhập quốc dân, vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên”.
TÓM TẮT KIẾN
THỨC ĐỊA LÍ: Phần
ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ
1. Thế mạnh và hạn chế:
a. Thế mạnh:
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu của
vùng, đó là “ Nân gcao hiệu quả khai thác trên cơ sở đầu tư khoa học- kĩ thuật,
vốn để vừa tăng thu nhập quốc dân, vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài
nguyên”.
- Vị trí địa lí: rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xãhội.
- Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên:
+ Đất
đất đỏ ba dan khá màu mỡ chiếm 40% dt, đất xám phù sa cổ thoát nước tốt.
+ Khí hậu cận xích đạo có tiềm năng lớn để
phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày
trên quy mô lớn.
+ Biển: gần các ngư trường lớn thuận lợi cho
việc xây dựng cảng cá, phát triển ngành thuỷ hải sản
+ Rừng: cung cấp gỗdân dụng, gỗ củi và sản
xuất giấy. Có các vườn quốc gia nổi tiếng còn bảo tồn nhiều loài thú quí hiếm
(vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng ngập mặn…
+ Khoáng sản:
nổi bật nhất là dầu khí trên vùng thềm lục địa, sét và cao lanh trên đất
liền
+ Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy
điện lớn.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động đông, có trình độ tay nghề
lại thu hút mạnh lao động từ các vùng khác.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật: có sự tích tụ lớn về nguồn vốn và kĩ thuật,
thu hút mạnh nhất đầu tư nước ngoài, nhiều trung tâm công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng rất phát triển, đặc biệt là
giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
b. Hạn chế: mùa khô kéo dài thiếu nước trầm trọng.
2. Khai thác lãnh thổ theo chiều
sâu:
a. Trong công nghiệp:
- Trong cơ cấu kinh tế của vùng công nghiệp
là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư
với nước ngoài, chú trọng vào các ngành công nghiệp trọng điểm, ngành công
nghiệp có qui trình công nghệ cao ( điện tử, tin học, hoá chất...)
- Trong quá trình sản xuất công nghiệp phải
chú ý đến tác động làm tổn hại đến môi trường
- Đinh hướng cho sự phát triển của công
nghiệp của vùng là đặt ra nhu cầu lớn về năng lượng .
+ Đường dây 500kv đưa điện từ Hòa Bình vào.
+ Xây dựng các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai và
sông Bé: thủy điện Trị An ( Đồng Nai, 400MW), Thác Mơ 150MW), Cần Đơn ( Sông
Bé, 150MW).
+ Các nhà máy nhiệt điện dựa vào nguồn điện tuôc bin khí Phú Mỹ
(4000MW- lớn nhất), nhà máy điện Bà Rịa
b.Trong khu vực dịch vụ:
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của các
ngành dịch vụ.
- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ
như ngân hàng, tín dụng, thông tin, bảo hiểm, hàng hải, du lịch...
c. Trong nông, lâm nghiệp
- Thuỷ lợi được đặt lên hàng đầu, xây dựng
công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng lớn nhất nước được xây dựng trên sông Sài Gòn.
Kết hợp các công trình thủy điện trên sông La Ngà, sông Đồng Nai, để làm thủy
lợi nhằm tưới cho các vùng khô hạn vào mùa khô mở rộng diện tích đất canh tác,
nâng cao hệ số sử dụng đất.
- Thay
đổi cơ cấu cây trồng (thay giống cao su cũ của Pháp bằng giống mới của
Malaixia, năng suất cao hơn), phát triển cây cà phê, hồ tiêu, điều và các cây
trồng khác ở những nơi có điều kiện thuận lợi
- Bảo vệ rừng đầu nguồn của các công trình
thủy lợi thủy điện và rừng ngập mặn ven biển
d. Việc khai thác tổng hợp
kinh tế biển.
- Vùng có điều kiện để phát triển tổng hợp
kinh tế biển
- Phát triển ngành khai thác, lọc dầu, hóa
dầu và các ngành dịch vụ dầu khí. Chú ý giải quyết tốt vấn đề môi trường trong
khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
- Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu
- Đẩy mạnh việc nuôi trồng và đánh bắt và chế
biến thuỷ hải sản, đặc biệt là đánh bắt xa bờ.
- Khai thác cụm cảng Sài Gòn và Vũng Tàu.
- Kinh tế biển ngày càng có vai trò quan
trọng trong kinh tế của vùng.
CÂU HỎI
THAM KHẢO
Câu 1: Hãy nêu các thế mạnh của vùng ĐNB trong việc phát triển
tổng hợp nền kinh tế?
Câu 2: Trình bày một số
phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của
vùng?
Câu 3: Chứng minh rằng việc
xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí
tài nguyên nông nghiệp của vùng?
Chuyên đề Địa lí, Chuyên đề Địa lí 12, Địa lí, Địa lí 12, Địa lí THPT, Địa lý, Kiến thức, Lớp 12, Ôn thi, Ôn thi THPT Quốc gia
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment