
TÓM TẮT KIẾN
THỨC ĐỊA LÍ: Phần
ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ
a. Thuận lợi:
-
Điều kiện tự nhiên đa dạng:
+ Vị
trí địa lí: ( Atlat) -> thuận lợi giao lưu giữa các vùng, các nước.
+ Khoáng
sản: 1 số mỏ có giá trị ( crômít, sắt, thiếc, đá vôi, ti tan, cát trắng ...)
+ Rừng
đứng thứ 2 cả nước về trữ lượng và độ che phủ.
+ Có
tài nguyên du lịch đáng kể ( bãi biển, di sản thế giới)
-
Lãnh thổ kéo dài, vùng biển mở rộng -> phát triển KT biển.
-
Dân cư cần cù, có kinh nghiệm.
b. Khó
khăn:
-
Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán…
-
Tài nguyên phân bố phân tán.
-
Mức sống thấp, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ.
2. Vấn
đề hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp:
* Nguyên nhân hình thành cơ cấu N- L- NN:lãnh
thổ kéo dài, tỉnh nào cũng có địa hình: núi đồi, đồng bằng, biển.
a. Lâm nghiệp:
- DT rừng 2,46 triệu ha (
20% cả nước): có nhiều gỗ quí, chim thú có giá trị.
- Rừng sản xuất chiếm 34%
DT, rừng phòng hộ 50% và rừng đặc dụng 16%.
- Hàng loạt các lâm trường
khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ.
- Cần coi trọng cả rừng đầu
nguồn và rừng ven biển.
b. Nông nghiệp:
- Đất đai đa dạng, khí hậu
phân hóa -> phát triển tổng hợp NN.
- Vùng đồi trước núi chăn nuôi gia súc lớn: (Đàn trâu: 25%, đàn bò: 20% cả nước), trồng cây công nghiệp lâu năm ( cao su, cà phê, hồ tiêu, chè ).
- Vùng đồng bằng đất cát pha
phát triển cây công nghiệp ngắn ngày: mía, lạc, thuốc lá… ngoài ra có thể trồng
cây lúa ( đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh).
- Hình thành các vùng chuyên
canh cây CN hàng năm, lâu năm.
- Bình quân lương thực đầu
người 348 kg ( 2005).
c. Ngư nghiệp:
- Bờ biển dài nhiều loại hải sản quí, nhiều
sông hồ, đầm phá…
- Đánh bát ven bờ là chính.
- Hiện nay nuôi trồng thủy sản phát triển khá
mạnh.
3. Việc hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
a. Phát triển các ngành CN trọng điểm và xây dựng các trung tâm CN
chuyên môn hóa:
- Vùng có nhiều nguyên liệu cho phát triển CN:
khoáng sản, nguyên liệu nông- lâm- thuỷ sản.
- Đã hình thành một số vùng CN trọng điểm: SX
vật liệu xây dựng ( xi măng), cơ khí, luyện kim, chế biến nông - lâm – ngư
nghiệp.
- Các trung tâm CN phân bố chủ yếu ở dải ven
biển, phía Đông: Thanh Hóa- Bỉm Sơn, Vinh, Huế.
b. Xây dựng cơ sở hạ tầng trước
hết là GTVT:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát triển KT- XH của vùng.
- Các tuyến GT quan trọng: quốc lộ 1A, 7,8,9,
đường Hồ Chí Minh; đang đầu tư xây dựng các cảng ( Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân
Mây); nâng cấp các sân bay, cửa khẩu.
CÂU HỎI THAM KHẢO
Câu 1: Hãy phân tích
những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ?
Câu 2: Tại sao nói việc phát
triển cơ cấu kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp góp phần bền vững ở BTB?
Câu 3: Hãy xác định các
ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hoá, Vinh, Huế?(
xem atlat)
Chuyên đề Địa lí, Chuyên đề Địa lí 12, Địa lí, Địa lí 12, Địa lí THPT, Địa lý,
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment