Trong văn bản, nhất là văn nghị
luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch,
tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp,
đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,…
1. Đoạn diễn dịch.
Đoạn diễn dịch là một đoạn văn
trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát
đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa
minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải
thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và
bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Ví
dụ: Đoạn văn
diễn dịch, nội dung nói về cá tính sáng tạo trong sáng tác thơ:
“
Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ
phải hình thành một cá tính sáng tạo(1).Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên
không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng(2). Điêù
ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính(3).
Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái
việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa(4) .Trong khi sáng tác
nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ
này, tập thơ nọ(5). Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự
xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự
nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm
bút”(6)..
Mô
hình đoạn văn:
Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề. Bốn câu còn lại
là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn văn giải thích có
kết cấu diễn dịch.
2. Đoạn quy nạp.
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được
trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối
đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và
rút ra nhận xét, đánh giá chung.
Ví
dụ: Đoạn văn
quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
“
Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu
súng trăng treo(1).
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm
súng(2). Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3).
Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Trong sự
tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5).
Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6).
Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng
là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
bất khuất và hào hoa muôn thuở(8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay
bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình
tượng thơ để đời(9).
Mô
hình đoạn văn:
Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ “Đồng
chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của
đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp.
3. Đoạn tổng phân hợp.
Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn
văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các
câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang
tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác
giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để
từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị
của vấn đề.
Ví
dụ: Đoạn văn
tổng phân hợp, nội dung nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn:
“
Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người(1). Hiện nay trên khắp đất nước ta đang
dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ
anh hùng, những gia đình có công với cách mạng(2). Đảng và Nhà nước cùng toàn
dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách(3). Thương binh được
học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh
hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc
tận tình(4). Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội,
những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm,
luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng
vì độc lập, tự do…(5)Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú
của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta(6). Đạo lí này là nền tảng
vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp(7).
Mô
hình đoạn văn:
Đoạn văn gốm bảy câu:
-
Câu
đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, đó là lòng biết ơn.
-
Năm
câu tiếp ( phân): Phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ
nguồn.
-
Câu
cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với việc xây
dựng xã hội.
Đây là đoạn văn chứng minh có kết
cấu tổng phân hợp.
4. Đoạn so sánh
4.1.
So sánh tương đồng.
Đoạn so sánh tương đồng là đoạn
văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả,
một đoạn thơ, một đoạn văn,… có nội dung tương tự nội dung đang nói đến.
Ví
dụ 1: Đoạn
văn so sánh tương đồng, nội dung nói về câu thơ kết trong bài “ Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh:
Ngày
trước tổ tiên ta có câu: “ Có công mài sắt có ngày nên kim”(1). Cụ Nguyễn Bá
Học , một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách
núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”(2). Sau này, vào đầu những năm 40,
giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đã đề cập
tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ “ Nghe tiếng giã gạo”, trong
đó có câu: “ Gian nan rèn luyện mới thành công”(3). Câu thơ thể hiện phẩm chất
tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho mỗi
chúng ta(4).
Mô
hình đoạn văn:
Câu nói của tổ tiên, câu nói của Nguyễn Bá Học (câu 1,2) có nội dung tương
đương với nội dung câu thơ của Hồ Chí Minh (4). Đây là đoạn văn mở bài của đề
bài giải thích câu thơ trích trong bài “ Nghe
tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh có kết cấu so sánh tương đồng.
Ví
dụ 2: Đoạn
văn so sánh tương đồng, nội dung nói về hình ảnh “vầng trăng” trong bài “Ánh
trăng” của Nguyễn Duy:
“
Tuổi thơ Nguyễn Duy gắn bó với trăng và cả khi trở thành người lính thì trăng
vẫn là người bạn tri kỉ:
“hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thảnh tri kỉ”.(1)
Bằng
nghệ thuật nhân hoá, Nguyễn Duy đã khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa, thuỷ chung của
hai người bạn: trăng và người lính, người lính và trăng(2). Cuộc sống trong
rừng thời chiến tranh biết bao gian khổ, khó khăn nhưng trăng vẫn đến với người
lính bằng một tình cảm chân thành, nồng hậu, không chút ngần ngại(3). Trăng đến
toả ánh sáng dịu mát cho giấc ngủ người chiến sĩ “ Gối khuya ngon giấc bên song
trăng nhòm” ( Hồ Chí Minh) (4). Trăng đến bên người chiến sĩ cùng chờ giặc tới
trong những đên khuya sương muối: “Đầu súng trăng treo” ( Chính Hữu)(5). Ánh
trăng cùng với người lính qua biết bao năm tháng gian khổ của đất nước để vượt
lên mọi sự tàn phá của quân thù:
“Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt
qua quầng lửa, mọc lên cao”. ( Phạm Tiến Duật) (6).
Trăng
với người lính trong thơ thật gần gũi và gắn bó (7). Đặc biệt, trong thơ Nguyễn
Duy ánh trăng đã trở thành một biểu tượng cao đẹp: “ vầng trăng tri kỉ”, “vầng
trăng tình nghĩa” (9).
Ví
dụ 3: Đoạn văn so sánh tương đồng, nội
dung nói về lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai trong tác phẩm “ Làng” của Kim Lân:
Trong
con người ông Hai, tình cảm dành cho làng gắn liền với lòng yêu nước. Tình yêu
quê hương là cội nguồn của lòng yêu nước. Đúng như I – li – a Ê – ren – bua,
một nhà văn Liên Xô cũ đã viết: “ Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật
tầm thường nhất…Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên tình yêu Tổ
quốc”. Với ông Hai, chân lí ấy càng đúng hơn bao giờ hết. Từ chỗ yêu con đường
làng, yêu những mái nhà ngói,…tình cảm của ông Hai đã tiến dần lên lòng yêu
nước mà lòng yêu nước sâu nặng thầm kín ấy lại bừng sáng rực rỡ, lung linh
trong tâm hồn ông. Tình yêu làng được nâng cao, được vút lên thành đỉnh cao của
vẻ đẹp trong nhân vật ông Hai mà Kim Lân tập trung khắc hoạ, tô đậm rõ nét. Vì
yêu nước nên ông Hai căm thù bọn người phản bội đất nước. Khi nghe tin làng chợ
Dầu theo Tây ông đã rít lên: “ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà
đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”. Tiếng rít ấy thể
hiện sự căm giận đang bốc lên ngùn ngụt, thể hiện sự dồn nén kìm hãm đã ghê gớm
lắm rồi trong lòng ông. Lời nói ấy ẩn chứa biết bao nhiêu oán trách, khinh bỉ,
khổ đau. Cũng vì yêu nước mà chiều nào ông cũng tìm đến phòng thông tin nghe
tin tức về cuộc kháng chiến. Ông hả lòng, hả dạ, sung sướng, tự hào trước những
chiến tích anh hùng của mọi người dân trong cả nước. Điều đó thể hiện chân thực
tấm lòng ông Hai dành cho đất nước.
4.2. So sánh tương phản.
Đoạn so sánh tương phản là đoạn
văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn,
phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống,…tương phản nhau.
Ví
dụ 1: Đoạn
văn so sánh tương phản, nội dung nói về việc
học hành :
Trong cuộc sống, không thiếu những người cho
rằng cần học tập để trở thành kẻ có tài, có tri thức giỏi hơn người trước mà
không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa vốn là giá trị cao quý nhất
trong các giá trị của con người( 1). Những người ý luôn hợm mình, không chút
khiêm tốn, đôi khi trở thành người vô lễ, có hại cho xã hội(2). Đối với những
người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của cổ nhân: “ Tiên học lễ, hậu
học văn”( 3).
Mô
hình đoạn văn:
Ý tưởng của đoạn văn là nói về quan niệm của việc học: học để làm người. Câu
1,2 nêu nội dung trái ngược với ý tưởng; câu 3 nêu ý tưởng. Nội dung tương phản
với ý tưởng bao giờ cũng được đề cập trước, sau đó dẫn đến nội dung chính của ý
tưởng. Đây là đoạn văn mở bài, giải thích câu nói của Khổng Tử “ Tiên học lễ,
hậu học văn”.
Ví dụ 2: Đoạn văn so sánh tương
phản, nội dung nói về phẩm chất của con người mới trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:
Thực lòng mà nói, giữa bao lo toan hối hả của
cuộc sống thường ngày, có khi nào ta dành ra được những phút tĩnh lặng của cuộc
đời, để lắng nghe nhịp đập bên trong thầm lặng của cuộc sống. Đọc “ Lặng lẽ Sa
Pa”, ta giật mình bởi những điều Nguyễn Thành Long nói tới mà ta quen nghĩ,
quen nhìn hời hợt, nông cạn theo một công thức đã có sẵn mà không chịu đi sâu
tìm tòi, phát hiện bản chất bên trong của nó: “ Trong cái
lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên,
người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và suy nghĩ”
hết mình cho đất nước, cho cuộc sống hôm nay.
5. Đoạn nhân quả.
5.1.
Trình bày nguyên nhân trước, chỉ
ra kết quả sau.
Đoạn văn có kết cấu hai phần,
phần trước trình bày nguyên nhân, phần sau trình bày kết quả của sự việc, hiện
tượng, vấn đề,…
Ví
dụ 1 : Đoạn
văn nhân quả, nội dung nói về chi tiết Vũ Nương sống lại dưới thuỷ cung trong “
Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ:
“ Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó nhưng dân chúng không chịu nhận cái tình thế đau đớn ấy và cố đem một nét huyền
ảo để an ủi ta(1). Vì thế mới có đoạn hai, kể chuyện nàng Trương xuống thuỷ
cung và sau lại còn gặp mặt chồng một lần nữa(2).”
Ví dụ 2: Đoạn văn nhân quả, nội dung
nói tới lời khuyên về lòng biết ơn của con cái với cha mẹ trong một bài ca dao:
Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững
chãi nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vững chắc(1). Chính người đã
dạy dỗ hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc
sống(2). Và thông qua hình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất,
mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cảm nhận ró được tình yêu của
mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong lành biết bao nhiêu(3). Từ những hình
ảnh cụ thể ấy mà ta có thể thấy được ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa
mẹ(4). Công ơn đó, ân nghĩa đó to lớn sâu nặng xiết bao; chính vì vậy mà chỉ có
những hình tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng(5).Vì thế
mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào
nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta”(6).
Mô
hình đoạn văn:
Ý tưởng của đoạn văn là giải thích ý nghĩa câu ca dao. Sáu câu trên giải thích
nghĩa đen, nghĩa bóng của hình ảnh trong câu ca dao, nêu nguyên nhân. Câu 6 là
kết luận về lời khuyên, nêu kết quả
5.2.
Chỉ ra kết quả trước, trình bày
nguyên nhân sau.
Đoạn văn có kết cấu hai phần.
Phần đầu nêu kết quả, phần sau nêu nguyên
nhân.
Ví
dụ: Đoạn văn
nhân quả, nội dung nói về lòng hiếu nghĩa của Kiều trong lúc lưu lạc:
Chính trong hoàn cảnh lưu lạc quê người của
nàng ta mới thấy hết được tấm lòng chí hiếu của người con gái ấy(1). Nàng biết
sẽ còn bao cơn “ cát dập sóng vùi” nhưng nàng vẫn chỉ lo canh cánh lo cho
cha mẹ thiếu người đỡ đần phụng dưỡng vì hai em còn “ sân hoè đôi chút thơ
ngây”(2). Bốn câu mà dùng tới bốn điển tích “người tựa cửa”, “ quạt nồng ấp
lạnh”, “sân lai”, “ gốc tử(3)”. Nguyễn Du đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần
trang trọng, thiết tha và có chiều sâu nhưng cũng không kém phần chân thực(4).
Mô
hình đoạn văn:
Ý tưởng của đoạn bình về lòng hiếu của Kiều. Câu 1 nêu kết quả, ba câu còn lại
nêu nguyên nhân
6. Đoạn vấn đáp.
Đoạn văn vấn đáp là đoạn văn có
kết cấu hai phần, phần đầu nêu câu hỏi, phần sau trả lời câu hỏi. Nội dung hỏi
đáp chính là chủ đề của đoạn văn. Trong kiểu kết cấu này, phần sau có thể để
người đọc tự trả lời.
Ví dụ: Đoạn văn vấn đáp, nội dung
nói về cái hồn dân tộc trong bài “Ông đồ”
của Vũ Đình Liên:
Cứ đọc kĩ mà xem, sẽ thấy cái xót xa thấm đậm
quay cuồng trong câu hỏi cuối: “ Những người muôn năm cũ”, những người ấy là
những tâm hồn đẹp thanh cao bên câu đối đỏ của ông đồ, hay những ông đồ trên
phố phường Hà Nội xưa(1)? Tôi nghĩ là cả hai(2). Thắc mắc của tác giả rất có
lí, và chính vì có lí nên nó thật tàn nhẫn và đau lòng(3). Những cái đẹp cao
quý sâu kín, cái đẹp của hồn người Hà Nội, cái đẹp của hồn Việt Nam cứ ngày
càng mai một, càng bị cuộc sống với những quy tắc rất thực tế lấn át, chà đạp
và xô đẩy sang lề đường để rồi biến mất như ông đồ già kia, và có lẽ sẽ mãi mãi
không còn nếu như không có những Vũ Đình Liên đáng khâm phục(4). “Hồn ở đâu bây
giờ”(5)? Câu hỏi ấy là tiếng chuông cảnh tỉnh người đọc ở mọi thế hệ mọi thời
đại, thức dậy những gì sâu xa đã bị lãng quên, chon vùi dưới cuộc sống ồn ào náo
nhiệt(6). Làm sao để tìm lại cái hồn thanh cao cho mỗi con người Việt Nam, để
khôi phục lại cái hồn cho cả dân tộc, đó là điều nhà thơ Vũ Đình Liên muốn nhắn
gửi chúng ta(7).
Mô
hình đoạn văn:
Ý tưởng của đoạn văn là giải thích và bình về hai câu thơ. Phần nêu câu hỏi là
câu 1, phần trả lời là câu 2,3,4.
7. Đoạn đòn bẩy.
Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy là
đoạn văn mở đầu nêu một nhận định, dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn
có nội dung gần giống hoặc trái với ý tưởng ( chủ đề của đoạn) tạo thành điểm
tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý tưởng đề ra.
Ví dụ: Đoạn văn đòn bẩy, nội dung
nói về hai câu thơ tả cảnh xuân trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
Trong “ Truyện Kiều” có hai câu thơ tả cảnh
mùa xuân rất đẹp:
“ Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lên trắng điểm một vài
bong hoa”(1).
Thơ cổ Trung Hoa cũng có hai câu thơ
tả cảnh đầy ấn tượng:
“ Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa(2).
…Tác
giả Trung Quốc chỉ nói : “ Lê chi sổ điểm hoa” ( trên cành lê có mấy bông
hoa(3)). Số hoa lê ít ỏi như bị chìm đi trong sắc cỏ ngút ngàn(4). những bông
lê yếu ớt bên lề đường như không thể đối chọi với cả một không gian trời đất
bao la rộng lớn(5). Nhưng những bông hoa trong thơ Nguyễn Du là hoàn toàn khác:
“ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”(6). Nếu như bức tranh xuân ấy lấy phông
nền là màu xanh của của cỏ thì những bông hoa lê là một nét chấm phá vô cùng
sinh động và tài tình(7). Sắc trắng của bông hoa lê – cái sắc trắng chưa từng
xuất hiện trong câu thơ cổ Trung Hoa- nổi bật trên nền xanh tạo ra thanh khiết
trong sáng vô cùng(8). Tuy chỉ là một vài chấm nhỏ trên bức tranh nhưng lại là
điểm nhấn toả sáng và nổi bật trên bức tranh toàn cảnh(9). Những bông hoa
“trắng điểm” thể hiện sự tài tình gợi tả gợi cảm trong lời thơ(10). Cành hoa lê
như một cô thiếu nữ đang e ấp dịu dàng(11). Câu thơ cũng thể hiện bản lĩnh hội
hoạ của Nguyễn Du(12). Hai sắc màu xanh và trắng hoà quyện với nhau trong bức
tranh xuân vừa đẹp vừa dào dạt sức sống đầy xuân sắc, xuân hương và xuân
tình(13).
Mô
hình đoạn văn:
Ý tưởng của đoạn văn là bình giảng câu thơ với hình ảnh thơ đặc sắc. Câu 3,4,5
phân tích câu thơ cổ Trung Quốc làm điểm tựa để năm câu còn lại (câu
6,7,8,9,10) làm rõ được chủ đề đoạn.
8. Nêu giả thiết.
Đoạn văn nêu giả thiết là đoạn
văn có kết cấu: mở đoạn nêu giả thiết, để từ đó đề cập tới chủ đề đoạn.
Ví dụ: Đoạn văn nêu giả thiết, nội
dung nói về chi tiết “ cái bóng”
trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”:
Giáo sư Phan Trọng Luận không sai khi nói: “
Cái bóng đã quyết định số phận con người”, đây phải chăng là nét vô lí, li kì
vẫn có trong các truyện cổ tích truyền kì(1)? Không chỉ dừng lại ở đó, “ cái
bóng còn là tượng trưng cho oan trái khổ đau, cho bất hạnh của biết bao người
phụ nữ sống dưới xã hội đương thời(2). Nỗi oan của họ rồi cũng chỉ là những cái
bóng mờ ảo, không bao giờ được sáng tỏ(3). Hủ tục phong kiến hay nói đúng hơn
là cái xã hội phong kiến đen tối đã vùi dập, phá đi biết bao tâm hồn, bao nhân
cách đẹp, đẩy họ đến đường cùng không lối thoát(4). Để rồi chính những người
phụ nữ ấy trở thành “ cái bóng” của chính mình , của gia đình, của xã hội(5).
Chi tiết “ cái bóng” được tác giả dùng để phản ánh số phận, cuộc đời người phụ
nữ đầy bất công ngang trái nhưng cũng
như bao nhà văn khác ông vẫn dành một khoảng trống cho tiếng lòng của chính
nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm hồn người đọc(5). “ Cái bóng” được
đề cao như một hình tượng đẹp của văn học, là viên ngọc soi sáng nhân cách con
người(6). Bạn đọc căm phẫn cái xã hội phong kiến bao nhiêu thì lại càng mở lòng
yêu thương đồng cảm với Vũ Nương bấy nhiêu(7). “ Cái bóng” là sản phẩm tuyệt
vời từ tài năng sáng tạo của Nguyễn Dữ góp phần nâng câu chuyện lên một tầm cao
mới: chân thực hơn và yêu thương hơn(8).
Mô
hình đoạn văn: Đoạn văn có câu thứ nhất nêu giả thiết về chi tiết “cái bóng”. Các câu tiếp
theo khẳnh định giá trị của chi tiết đó.
9. Đoạn móc xích.
Đoạn văn có mô hình kết câu móc
xích là đoạn văn mà ý các câu gối đầu lên nhau, đan xen nhau và được thể hiện
cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ ở câu trước trong câu sau.
Ví
dụ: Đoạn văn
móc xích, nội dung nói về vấn đề trồng
cây xanh để bảo về môi trường sống:
Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải trồng
cây gây rừng. Trồng cây gây rừng thì phải coi trọng chăm sóc, bảo vệ để có nhiều cây xanh bóng mát. Nhiều cây xanh bóng mát thì cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất nước có
hoa thơm trái ngọt bốn mùa, có nhiều lâm thổ sản để xuất khẩu. Nước sẽ mạnh,
dân sẽ giàu, môi trường sống được bảo vệ.
Mô
hình đoạn văn:
Các ý gối nhau để thể hiện chủ đề về môi trường sống. Các từ ngữ được lặp lại: gỗ,
trồng cây gây rừng, cây xanh bóng mát.
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment