TIẾNG NÓI
CỦA VĂN NGHỆ -Nguyễn Đình Thi-
Chuyªn ®Ò 5:V¨n nghÞ luËn vµ kÞch
A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1- Tác giả :
- Nguyễn
Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ tài năng về nhiều mặt, không chỉ nổi tiếng
với những tác phẩm thơ, văn nhạc kịch ông còn là một cây bút lí luận phê bình
sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ rất sớm, trên mỗi lĩnh vực
đều để lại những tác phẩm nổi tiếng..
- Sáng tác
của Nguyễn Đình Thi có nhiều thể loại : thơ, nhạc, văn xuôi, kịch, tiểu luận
phê bình ... Cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của ông gắn bó chặt chẽ với cụôc đời
hoạt động cách mạng, đặc biệt trên mặt trận văn nghệ.
- Các tác
phẩm chính : Xung kích (tiểu thuyết) Thu đông năm nay (truyện), Người
chiến sĩ (thơ), Mấy vấn đề văn học (tiểu luận), Bên bờ sông Lô
(truyện ngắn), Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay
(tiểu luận), Con nai đen (kịch), Vỡ bờ (tiểu thuyết) ...
- Tác giả đã
được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
- Tiểu luận
“Tiếng nói của văn nghệ” đựoc viết 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học
(lí luận phê bình, xuất bản 1956), có nội dung lí luận sâu sắc, được thể hiện
qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.
2- Tác phẩm :
a) Nội dung :
- Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948
thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Những năm này chúng ta đang xây dựng
một nền văn học nghệ thuật mới gắn bó với đời sồng kháng chiến vĩ đại của nhân
dân, đậm đà tính dân tộc đại chúng. Vì thế nội dung và sức mạnh kỳ diệu của văn
nghệ thường được tác giả gắn với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng
nhân dân đang chiến đấu và sản xuất. Tiếng nói của văn nghệ có nội dung
lí luận sâu sắc, thể hiện nhiệt tình những rung cảm chân thành của người nghệ
sĩ kháng chiến Nguyễn Đình Thi.
- Bài văn có hệ thống luận điểm như sau :
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách
quan là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng,
tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một cách sống của
tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống
con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân
tộc.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó
thật là kỳ diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người
qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
b) Nghệ
thuật
Là bài văn nghị luận đặc sắc :
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn,
về câu chuyện thực tế để khẳng định các ý kiến, các nhận định tăng thêm sức hấp
dẫn cho bài tiểu luện.
- Giọng văn chân thành, say sưa, giàu nhiệt huyết, đặc biệt
ở phần cuối.
c) Chủ đề
Nguyễn Đình Thi đã khẳng định văn nghệ là mối dây đồng cảm
kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái
tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân
cách tâm hồn mình.
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment