KỊCH “BẮC SƠN”-Nguyễn Huy
Tưởng-
A-
TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1-
Tác giả:
Nguyễn
Huy Tưởng(1912-1960) quê ở huyện Đông Anh – Hà Nội, là nhà văn, nhà viết kịch,
đã có tác phẩm được chú ý từ trước năm 1945. Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
thường khai thác đề tài lịch sử và cách mạng, đề cập đến những vấn đề trọng đại
của vận mệnh dân tộc và xây dựng những hình tượng anh hùng.
-
Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật.
2-
Tác phẩm
a)
Nội dung
*
Giới thiệu về loại hình kịch và các thể kịch : thuộc loại hình nghệ thuật sân
khấu. Phương thức thể hiện là bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và
hành động nhân vật. Kịch phản ảnh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể
hiện ra thành hành động kịch.
-
Các thể loại kịch : ca kịch, kịch thơ, kịch nói, bi kịch, chính kịch, kịch
ngắn, kịch dài ...
-
Cấu trúc một vở kịch : hồi, lớp (cảnh); thời gian và không gian trong kịch.
*
Bắc Sơn là vở kịch nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, là tác phẩm mở đầu
của kịch nói cách mạng. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa cuộc khởi
nghĩa Bắc Sơn và sức mạnh cảm hóa của cách mạng với quần chúng.
-
Tóm tắt vở kịch : SGK 165.
-
Đoạn trích hồi 4 của vở kịch Bắc Sơn : hai lớp kịch tập trung vào một tình
huống bất ngờ để bộc lộ rõ xung đột kịch và thể hiện bản chất, tính cách của
bốn nhân vật : Ngọc, Thơm, Thái, Cửu. Qua một tình huống bất ngờ, vở kịch đã
khẳng định chính nghĩa của cách mạng có sức cảm hóa cả nhưng người ở tầng lớp
trung gian, ngay cả khi phong trào cách mạng đang bị địch đàn áp.
b)
Nghệ thuật
Đoạn
trích khẳng định nghệ thuật sáng tạo tình huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đối
thoại, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật của tác giả.
c) Chủ
đề
Khẳng
định chính nghĩa của cách mạng có sức cảm hóa cả nhưng người ở tầng lớp trung
gian, ngay cả khi phong trào cách mạng đang bị địch đàn áp.
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment