V¨n häc trung ®¹i: KHÁI
QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
I/ Tóm tắt kiến thức cơ bản.
1. Khái niệm về văn học trung đại.
Văn học trung đại là một cách gọi tên mang
tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong
khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn
học thời phong kiến, văn học cổ) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong
kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX.
2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại.
- Có vai
trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của
văn học.
- Nội dung
tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc.
3.
Các giai đoạn của văn học trung đại.
Được chia
làm 3 giai đoạn:
+ Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV.
+ Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII
+ Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX.
4. Nội dung văn học trung đại.
- Phản ánh
khí phách hào hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc
- Phản ánh
lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người...
- Tố cáo chế
độ phong kiến...
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment