(Diemchuantuyensinh.com) TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
(Nguyễn Đình Chiểu )
=> Để xem thống kê điểm chuẩn vào lớp 10 nhiều năm liền bấm vào đây
A -TÓM
TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1-Tác giả :
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi Đồ Chiểu ,sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh
Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh
), quê cha ở xã Bồ Điền -Phong Điền -Thừa Thiên Huế .
- Là nhà thơ lớn của dân tộc, ông để lại cho
đời nhiều tác phẩm văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lý và cổ vũ lòng
yêu nước, ý chí cứu nước .
2-Tác phẩm
a -Nội dung:
Truyện lục vân tiên là truyện thơ nôm được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của
thế kỷ XI X. Truyện gồm 2082 câu thơ lục bát được viết ra nhằm mục đích truyền
dạy đạo lý làm người . Đạo lý đó là :
- Xem trọng tình nghĩa giữa con
người với con người trong xã hội, tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè
bạn, tình yêu thương cưu mang những người hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn
sàng cứu khốn phò nguy...
- Thể hiện khát vọng của nhân
dân, hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
b-Nghệ thuật:
Lục Vân Tiên
là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, truyện thơ nôm
mang tính chất là truyện để kể nhiều hơn là để đọc, để xem .Truyện có kết cấu
ước lệ gần như đã thành khuôn mẫu .Tác phẩm khắc hoạ thành công những phẩm chất
đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga .
c-Chủ đề : Tác phẩm thể hiện khát vọng cứu người,
giúp đời của tác giả, phẩm chất của hai nhân vật, thái độ và niềm tin của tác
giả đối với nhân dân lao động.
B-
CÁC DẠNG ĐỀ
1. Dạng đề 2-3 điểm
Đề
1 : Cho hai câu thơ sau :
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng ".
Em hãy viết đoạn văn giới thiệu về
tác giả và cho biết ý nghĩa của hai câu
thơ trên?
* Gợi ý :
a- Mở đoạn: giới thiệu
khái quát về Nguyễn Đình Chiểu , và hai câu thơ.
b - Thân đoạn:
*Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn cuả dân tộc, mãi mãi xứng đáng là ngôi sao sáng
trên bầu trời văn nghệ Việt Nam thế kỷ XI X , để lại cho đời nhiều tác phẩm văn
chương có giá trị, nhất là truyện Lục Vân Tiên ...
- Lục Vân Tiên là người anh hùng lý tưởng của nhà thơ mù
yêu nước. Chiến công đánh cướp của chàng mãi là bài ca hùng tráng của người anh
hùng trong xã hội loạn lạc .Vân Tiên đã thể hiện một cách ứng xử vô cùng cao
thượng và hào hiệp. Người đẹp băn khoăn về chuyện" báo đức thù công "
thì Vân Tiên 'liền cười " rồi đĩnh đạc nói :
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế
ấy cũng phi anh hùng ".
* Ý nghĩa của hai câu thơ :
Hai câu thơ tác giả thể hiện
một quan niệm đạo lý người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách
vô tư, không tính toán làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách
cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán .
c-Kết đoạn: Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao tinh thần
nhân nghĩa , ca ngợi lý tưởng anh hùng vị nghĩa cao đẹp. Quan niệm đó gắn với
đạo lý làm người, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận
được...
2 . Dạng đề 5-7 điểm
Đề
2 : Cảm nhận của em về lòng nhân
nghĩa trong đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn".
* Gợi ý :
a-Mở bài : Giới
thiệu về tác giả , tác phẩm ,nhân vật
- Khái quát chủ đề của đoạn trích
Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời dùng
thơ văn làm vũ khí bảo vệ đạo đứcđạo lý ca ngợi chính nghĩa ,nhân nghĩa, ca
ngợi những người anh hùng nghĩa hiệp, trọng nghĩa khinh tài, làm việc nhân
nghĩa không mảy may vụ lợi ...Một trong
những đoạn trích thể hiện thành công chủ đề lòng nhân nghĩa là đoạn trích"Lục Vân Tiên gặp nạn "...
b-Thân bài: Cảm nhận về lòng nhân nghĩa trong đoạn
trích:
- Thể hiện ở nhân vật Ông Ngư qua :
+ Hành động,việc làm
+ Lời nói ...
Hình ảnh ông ngư và gia đình ông là một
hình ảnh đẹp ,đối lập với hình ảnh trịnh hâm như cái thiện đối lập với cái ác,
cái cao cả đối lập với những toan tính thấp hèn, ánh sáng đối lập với bóng tối
.Hiình ảnh đó hiện lên cao đẹp trong sáng qua những việc làm, lời nói và cuộc
sống của ông Ngư:
- Việc làm :
...vớt ngay lên bờ .
Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ ,mụ hơ mặt mày
.
Việc làm khẩn trương và rất ân cần ,chu đáo
,cả nhà xúm vào hết lòng chạy chữa cho Vân Tiên những cách thức rất dân dã .Đó
là những tình cảm chân thực và lòng yêu thương con người của gia đình ông Ngư .
- Lời nói :
...người ở cùng ta ,
Hôm mai hẩm hút một nhà
cho vui .
Những lời nói đầy ân tình và rất mực khảng
khái, trọng nghĩa, khinh tài . Gia đình ông Ngư cũng chẳng giàu có gì, chỉ rau
cháo qua ngày, vậy mà tấm lòng rộng mở, sẵn sàng cưu mang Vân Tiên . Tấm lòng
đó đâu cần đến một sự trả ơn !
...lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa ,há chờ
trả ơn.
Câu nói của ông bộc lộ một thái độ khảng
khái, vô tư của con người không vụ lợi, ích kỷ, một lòng làm việc nghĩa không
bao giờ cần sự báo đáp của người chịu ơn, đó là đức tính khiêm nhường, thấy
việc nghĩa thì làm, không coi đó là công trạng
...
- Cuộc sống của gia đình ông Ngư :
Nước trong rửa ruột ...Hàn Giang .
+ Cuộc sống ngoài vòng danh lợi, ngoài sự
bon chen của thế tục nên nó rất trong sạch không gợn vẩn đục .
+ Cuộc sống tự do giữa thiên nhiên cao
rộng, hoà nhập, bầu bạn với thiên nhiên.
+ Cuộc sống lạc quan, ung dung, thanh thản
bởi con người tự làm chủ mình, tìm thấy niềm vui trong lao động tự do ...
c- Kết bài: hình ảnh ông Ngư bao hàm cả niềm tin và
mơ ước của tác giả về cuộc đời , về con người . Điều đáng quý là niềm tin và
ước mơ đó đã được Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào nhân dân và những người lao động bình thường ...
C- BÀI TẬP VỀ NHÀ
Đề 1
: Viết đoạn văn tóm tắt ngắn gọn tác
phẩm "Lục Vân Tiên " của NĐC
* Gợi ý :
- Lục Vân Tiên khôi ngô tuấn tú, tài kiêm
văn võ .nghe tin triều đình mở khoa thi liền từ giã thầy xuống núi đua tài ,trên đường về thăn cha mẹ gặp bọn cướp Phong
Lai hoành hành, chàng đã một mình đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga ...
Sau khi về thăm cha mẹ,Vân Tiên lên đường đi
thi, ghé thăm Võ Công người đã hứa gả con gái cho chàng.Vân Tiên có thêm bạn
đồng hành là Vương Tử Trực,...Lúc sắp vào thi Vân Tiên được tin mẹ mất liền bỏ
thi về chịu tang. Dọc đường về Vân Tiên đau mắt nặng và bị mù cả hai mắt,
lại bị Trịnh Hâm hãm hại, được gia đình ông Ngư cưu mang ....
Đề 2
: "Lục Vân Tiên là một chàng trai tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh
tài ". Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn trích "Lục Vân Tiên
cứu Kiều Nguyệt Nga ".
(Trích Lục Vân Tiên -Nguyễn Đình Chiểu)
*Gợi ý :
a - Mở bài: giới thiệu
chung về tác giả, đoạn trích, nhân vật
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
nổi tiếng, là tấm gương chói sáng trong lịch sử và văn học Việt Nam . Ông đã
cống hiến cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng. Truyện thơ Lục Vân Tiên là tác phẩm
được nhân dân ta vô cùng yêu thích và truyền tụng, bởi nó là bài học lớn về đạo
lý làm người . Đoạn trích là một sự kiện đặc biệt làm nổi bật phẩm chất cao quý
của Lục Vân Tiên...
b- Thân bài: Phân tích -chứng minh làm sáng tỏ những
luận điểm sau:
-
Lục Vân Tiên là chàng trai tài ba, dũng cảm : (hành động đánh cướp cứu dân , một mình tả
xung hữu đột, không sợ nguy hiểm đến tính mạng ...Ân cần hỏi han Nguyệt Nga và
nữ tì , thương cảm và lo lắng cho hai người một cách chân tình ....
- Lục Vân Tiên là chàng trai trọng nghĩa
khinh tài:(khi Kiều Nguyệt Nga kể đầu đuôi sự việc mình mắc nạn và xin được đền ơn thì Lục Vân
Tiên liền cười và cho rằng đó là việc
làm tất yếu, chuyện thường tình ....
c - Kết bài: khẳng định ....đó là những phẩm chất
tốt đẹp của nhân vật -mẫu người anh hùng lý tưởng của ông và quần chúng ...
Đề bài: Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã
hội phong kiến, Nguyễn Du đã xót xa:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời
chung
Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những đoạn trích đã học của “Truyện
Kiều” (Nguyễn Du), em hãy làm sáng tỏ điều đó.
Gợi ý:
* Học sinh phải vận dụng những kiến thức đã
học về văn bản và kiểu văn bản nghị luận văn học để giải quyết vấn đề đặt ra :
số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Qua hai tác phẩm đã học: “Chuyện người
con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ta cần làm rõ
những nỗi đau khổ mà ngời phụ nữ phải gánh chịu.
- Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ
phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
+ Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương
Sinh có phần không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ màng trăm lạng vàng cới Vũ Nương
về làm vợ) - sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà
giàu”, và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu,
thô bạo và gia trưởng.
+ Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trờn
Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ di, không cho nàng thanh
minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
+ Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng
không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã
hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ
vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.
- Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng
tiền đen bạc
+ Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan
tác, chia lìa gia đình Kiều.
“ Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền”
+ Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập,
Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở
thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá…
+ Cũng
vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ
nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mời lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý
Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời
đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.
2. Yêu cầu về hình thức:
- Biết vận dụng kiến thức về nghị luận chứng
minh để lập luận tạo thành một bài văn chứng minh hoàn chỉnh.
- Bố cục bài viết có đủ 3 phần
- Biết dùng dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp
để chứng minh.
- Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
Liên quan (Diemchuantuyensinh.com)
>> Các bài văn mẫu lớp 9
>> Xem điểm chuẩn vào lớp 10 cả nước
>> Xem thống kê điểm chuẩn lớp 10 hàng năm
Lớp 9, Ngữ văn, Ngữ văn 9, ôn thi, Văn mẫu, Văn mẫu, lớp 9, Ngữ văn, Ngữ Văn 9, Ôn thi, ôn thi vào 10,
>> Xem điểm chuẩn vào lớp 10 cả nước
>> Xem thống kê điểm chuẩn lớp 10 hàng năm
Lớp 9, Ngữ văn, Ngữ văn 9, ôn thi, Văn mẫu, Văn mẫu, lớp 9, Ngữ văn, Ngữ Văn 9, Ôn thi, ôn thi vào 10,
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment