QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO Phần 1
Phạm vi: Môn GDCD 12
Khi nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng ngày 21/02/1961, Chủ tịch Hồ Chí minh nói: “Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, phải đồn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng Tổ quốc, xây dựng CNXH làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no”.
Đại biểu Quốc hội khóa X là người dân tộc thiểu số chiếm 17,3% ; số đại biểu là người dân tộc trong Hội đồng nhân dân các cấp như sau: cấp tỉnh chiếm 18,2%, cấp huyện chiếm 18,7%, cấp xã chiếm 22,7% so với tổng số đại biểu dân cử cấp đó. Điều đó thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong việc tham gia quản lý Nhà nước.
1. Gây rối quy mô lớn tại
Tây Nguyên
2.
Chương trình 135
Giai đoạn I (1997-2006)
Giai đoạn I (1997-2006)
Mục
tiêu tổng quát
Nội
dung chính chương trình
Phạm vi: Môn GDCD 12
I. Bình đẳng giữa các dân tộc
1.Thế nào là bình đẳng giữa các dân
tộc?
Dân
tộc: được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Trong chủ đề này, dân tộc được hiểu
theo nghĩa là một bộ phận dân cư của quốc gia; ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc
Mường, dân tộc Dao,… ở nước ta
Quyền bình đẳng giữa các DT được hiểu
là các DT trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn
hố cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được NN và PL tôn trọng,
bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
2.Nội dung quyền bình đẳng giữa các
dân tộc
a) Các dân tộc ở Việt Nam đều được
bình đẳng về chính trị
Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí
nhà nước và xã hội (tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các
vấn đề chung của cả nước). Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ
trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
ï Các dân tộc ở Việt Nam đều bình
đẳng về kinh tế
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện ở
chính sách phát triển kinh tế cảu Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt giữa
các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển
kinh tế để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ
hội vươn lên phát triển về kinh tế
ï Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn
hóa, giáo dục
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng
dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.
Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được
Nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập
b) Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Quyền
bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn
kết dân tộc, nhằm mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Không có bình
đẳng thì không có đoàn kết thực sự. Khi nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng ngày 21/02/1961, Chủ tịch Hồ Chí minh nói: “Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, phải đồn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng Tổ quốc, xây dựng CNXH làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no”.
Đại biểu Quốc hội khóa X là người dân tộc thiểu số chiếm 17,3% ; số đại biểu là người dân tộc trong Hội đồng nhân dân các cấp như sau: cấp tỉnh chiếm 18,2%, cấp huyện chiếm 18,7%, cấp xã chiếm 22,7% so với tổng số đại biểu dân cử cấp đó. Điều đó thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong việc tham gia quản lý Nhà nước.
1. Gây rối quy mô lớn tại
Tây Nguyên
Hành động gây rối, có biểu hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đã diễn
ra trên quy mô lớn, với tổng cộng gần 10 nghìn người tham gia, đồng loạt ở các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai
và Đăk Nông ngày 10/4. Nhiều người xác nhận có sự xúi giục từ nước ngoài.
Sáng
10/4, hàng nghìn người Êđê gồm thanh, thiếu niên, già làng... từ 30 trong tổng
số 532 thôn buôn thuộc huyện Chư M’ga, Krông Ana đã tràn ra quốc lộ 14, quốc lộ
27 và tỉnh lộ 8, có chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức thành 4 mũi nhằm về hướng trung
tâm thành phố Buôn Ma Thuột.
Những người này đi trên hàng trăm xe công nông,
môtô, xe máy. Họ mang theo hung khí như xà gạc, kiếm mác, gậy gộc, ná, đá...
Dọc đường, một số phần tử quá khích đã dừng máy cày, môtô bên đường, vào các
chợ Ea Kao, Phan Chu Trinh, Ea K’tua và các quán ăn dọc đường để đập phá và
cướp lương thực, thực phẩm. Hành động này đã dẫn đến xô xát giữa những người
Êđê đi gây rối với các chủ sạp chợ, quán ăn, gây ra thương tích cho một số
người.
Khi còn cách thành phố Buôn Ma Thuột 2 km, đoàn người đã bị lực lượng
công an chặn lại, yêu cầu giải tán, giữ an ninh, trật tự. Tại đây những người
gây rối có hành động công khai tấn công người thi hành công vụ.
Tại Gia Lai, sáng cùng ngày, đồng bào dân tộc ở một số làng của các
huyện Ayun Pa , Chư Sê, Đăk Đoa, Đức Cơ, Chư P’rông và
thành phố Pleiku đột ngột kéo lên trụ sở các xã và gây rối. Một số phần tử quá
khích kích động đám đông, đuổi đánh cán bộ và đập phá tứ tung. Tình hình căng
thẳng ở nhiều địa phương.
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã họp khẩn cấp và cử ngay nhiều cán bộ về các
điểm nóng để ổn định tình hình. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Vĩ Hà đã có mặt tại
các làng trong huyện Đắc Đoa, tiếp xúc ngay với bà con, ghi nhận các ý kiến và
giải thích trở lại. Từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, các cán bộ toả ra khắp nơi.
Ông Nguyễn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê di chuyển giữa các làng,
ngay cả những nơi nguy hiểm khi sự phấn khích đã làm cho nhiều thanh niên dân
tộc không còn kiềm chế. Nhiều nơi như một chảo lửa. Trung tá công an Nguyễn Thế
Xuân, trong lúc làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đã bị những kẻ quá khích tấn công
làm trọng thương - gãy xương đùi.
Trả lời VnExpress, ông Lữ Hồng Cư, Giám đốc công an tỉnh Đăk Lăk cho
biết, vụ gây rối chỉ diễn ra trong một ngày và được giải quyết ổn thỏa. Mọi
sinh hoạt của bà con ở Tây Nguyên hiện đã hoàn toàn bình thường.
Theo tin báo Tuổi Trẻ, những người theo đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa lại
đến các nhà thờ để dự lễ Phục sinh. Các công dân mới hôm trước kéo nhau về Buôn
Ma Thuột, hôm sau đã có mặt ở các nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng để tiếp xúc
với các ứng cử viên HĐND các cấp. Mỗi người một vẻ mặt, tâm trạng khác nhau
nhưng họ đều có chung một câu trả lời rằng chính họ bị Kok Ksor bên Mỹ thông
qua tay chân trong nước lừa phỉnh đi làm điều sai trái như sáng 10/4 vừa rồi.
Cũng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, Y Kruê Niê ở
Buôn Trắp, xã Ea H’Đing, huyện Chư M’ga, đã kể lại hôm 12/4 với các ứng cử viên
HĐND tỉnh khi về tiếp xúc cử tri tại xã như sau: “Khoảng nửa đêm 9/4, vợ chồng
mình và hai đứa con nhỏ đang ngủ bỗng nghe tiếng đập cửa bên ngoài. Mình dậy
bật điện phía ngoài hè, bước ra thì gặp hai người Êđê mặc đồ đen mà mình chưa
thấy bao giờ. Hai người nói tiếng Êđê rất nhanh, bảo với mình đêm nay bọn người
Kinh sẽ tấn công Buôn Trắp nên hãy gọi vợ con dậy ngay để tập trung ra đầu buôn
mà đi lên Buôn Ma Thuột trong ngày mai (10/4) để lên máy bay của Liên Hợp Quốc
chở sang Mỹ vừa lánh được nạn, vừa được sống sung sướng. Hai người nói đến đó
rồi đi ra rừng cao su. Còn mình vào đánh thức vợ, con dậy xếp tất cả gạo, bắp,
quần áo, sách vở lên máy cày và liền đó ra tập trung ở ngoài đường phía đầu
buôn.
Ra đến đây là bốn giờ sáng, tất cả 47 hộ với 170 người (100%) trong buôn
có mặt, dùng máy cày, xe máy kéo nhau theo tỉnh lộ 8 để về Buôn Ma Thuột, nhưng
đi đến xã Ea Pôc thì nghe nói: Ngày 8/4 bà con trong các buôn chuyền nhau đọc
truyền đơn in bằng tiếng Êđê có nội dung người Kinh đã chiếm hết đất của người
dân tộc và tới đây còn đuổi hết người dân tộc ra khỏi buôn làng mình, không cho
người dân tộc theo đạo. Do đó, chúng ta hãy mau mau rời khỏi buôn làng để sang
Mỹ sống cho sung sướng. Sáng 10/4, tất cả tập trung tại ngã 6 Buôn Ma Thuột để
có máy bay của Liên Hợp Quốc đón đi. Và sáng 10/4 mình và cả buôn làng ra đi
theo nội dung truyền đơn đó. Mình đi xe máy đến chỗ buôn Rư gặp người đi đông
quá nên bị té xe, bị thương và mất xe...”.
Vụ gây rối trên diễn ra, sau khi Tổ chức người Thượng (MFI, có trụ sở ở
Nam Carolina, Mỹ) tuyên bố người Tin Lành trên khu vực Tây Nguyên sẽ tổ chức
một cuộc diễu hành kéo dài một tuần nhằm kêu gọi tự do tôn giáo.
Trả lời hãng thông tấn AFP qua điện thoại hôm
thứ hai, thủ lĩnh của MFI Kok Ksor cho biết: “Theo thông tin từ người thân của
vợ tôi, những người biểu tình ở Tây Nguyên hứng chịu thương vong lớn”, đồng thời
kêu gọi các tổ chức, trong đó có Liên Hợp Quốc "điều tra về thảm kịch đó”.
Liên quan đến việc này, trả lời câu hỏi của một số phóng viên ngày 14/4,
ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN cho biết: "Việt Nam kiên
quyết bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc với dụng ý xấu về cái gọi là đàn áp dân
tộc, đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Thông tin về tình hình Tây Nguyên và cái gọi
là "Tổ chức Người Thượng" là hoàn toàn bịa đặt và đã được thổi phồng
với dụng ý xấu". (X.H. tổng
hợp)
2.
Chương trình 135
Chương trình phát triển kinh tế xã
hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình
một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được
biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt
thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch
ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1
từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ
năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến
năm 2006, Nhà nước Việt Nam
quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là
giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).
Giai đoạn I (1997-2006)
Điều hành Chương trình 135 là Ban chỉ
đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và
vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu ban này là một phó thủ tướng chính phủ; phó
ban là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; và
các thành viên là một số thứ trưởng các bộ ngành và các đại diện đoàn thể xã
hội.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135
là:
- Phát
triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu
số;
- Phát
triển cơ sở hạ tầng;
- Phát
triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện,
trường học, trạm y tế, nước sạch
- Nâng
cao đời sống văn hóa.
Có nhiều biện pháp thực hiện chương
trình này, bao gồm đầu
tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và
nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp
miễn phí sách giáo khoa, một số báo chí, v.v...
Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của
Chương trình 135. Các năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới,
nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt con số trên. Khi giai đoạn I
kết thúc, Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25
nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời
sống nhân dân. Tuy nhiên, cũng có đánh giá rằng hiệu quả của Chương trình 135
còn chưa cao, nhiều mục tiêu chưa thực hiện được.
Giai đoạn I (1997-2006)
Chính phủ Việt Nam đã xác định có
1.946 xã và 3.149 thôn,
buôn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó
khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của
Chương trình 135.
Mục
tiêu tổng quát
- Tạo
chuyển biến nhanh về sản xuất
- Thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị
trường.
- Cải
thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
- Giảm
khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước.
- Đến
năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%.
Nội
dung chính chương trình
Nhà nghèo trước khi chưa có chương
trình
Hỗ trợ
phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất
của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mô hình
sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản
xuất: Kinh tế rừng,
cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị.
Phát
triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường
dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công
khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi: Đập,
kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản
xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến
thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các
công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng
thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết.
Đào tạo
bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kĩ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao
năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25 tuổi làm việc tại các
nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động.
Hỗ trợ
các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm
thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo
hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động.
DANH MỤC
|
||||
Các thành phần dân tộc việt nam
|
||||
( Ban hành theo quyết định số 121-TCTK/PPCÐ ngày 2 tháng 3
năm1979)
|
||||
(Các dân tộc được xếp theo thứ tự số lượng dân số với các chi
tiết về tên gọi và Địa bàn phân bố cư trú)
|
||||
Mã số
|
Tên các thành phần dân tộc
|
Các tên gọi khác
|
Ðịa bàn cư trú chủ yếu (*)
|
|
01
|
Kinh ( Việt
)
|
Kinh
|
Trong cả
nước
|
|
02
|
Tày
|
Ngạn, Phén,
|
Cao Bằng,
Lạng Sơn, Hà Tuyên, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Lâm Ðồng.
|
|
03
|
Thái
|
( Thái
trắng), Tày Ðăm (Thái Ðen), Tày Mười, Tày Thanh (Mán Thanh), Hàng Bông (Tày
Mường), Pa Thay, Thổ Ðà Bắc.
|
Thanh Hoá,
Lai Châu, Hoàng Lên Sơn, Hà Sơn Bình, Lâm Ðồng
|
|
04
|
Hoa ( Hán)
|
Triều Châu,
Phúc Kiến, Quảng Ðông, Hải
|
Thành Phố Hồ
Chí minh, Hà Nội, Hậu Giang, Ðồng nai, Minh Hải, Kiên Giang, Hải Phòng,Cửu
Long.
|
|
05
|
Khơ- Me
|
Cur, Cul,
Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ-Me, Krôm
|
Hậu Giang,
Cửu Long, Kiên Giang, Minh Hải, Thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé, Tây Ninh
|
|
06
|
Mường
|
Mol, Mual, Mọi, Bi, Ao Tá ( Âu Tá)
|
Hà Sơn Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Hoàng
Liên Sơn, Sơn La, Hà nam Ninh
|
|
07
|
Nùng
|
Xuồng,
Giàng, Nùng An, Phàn Sinh, Nùng Cháo, Nùng Lòi, Quí Rim, Khèn Lài...
|
Cao Bằng,
Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hà Bắc, Hoàng liên sơn, Quảng Ninh, Thành phố
Hồ Chí minh, Lâm đồng.
|
|
08
|
HMông ( Mèo)
|
Mẹo, Hoa,
Mèo Xanh, Mèo Ðỏ, Mèo Ðen, Ná mẻo, Mán trắng.
|
Hà Tuyên,
Hoàng LiênSơn, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ Tĩnh.
|
|
09
|
Dao
|
Mán, Ðộng,
Trại, Xá, Dìu, Miên, Kiềm, Miền, Quần Trắng, Dao Ðỏ, Quần Chẹt, Lô Giang, Dao
Tiền, Thanh Y, Lan Tẻn, Ðại Bản, Tiểu Bản, Cóc Ngáng, Cóc Mùn, Sơn Ðầu.
|
Hà Tuyên,
Hoàng Liên Sơn, Cao bằng, Lạng Sơn, Bắc thái, Lai Châu, Sơn La, Hà sơn Bình,
Vĩnh Phú, Hà Bắc, thanh Hoá, Quảng Ninh.
|
|
10
|
Gia- Rai
|
Giơ -Rai,
Tơ-buăn, Chơ Rai, Hơ-bau, Hđrung,Chor
|
Gia Lai, Kôn
Tum.
|
|
11
|
Ngái
|
Xín, Lê,
Ðản, Khánh Gia.
|
Quảng Ninh,
Cao Bằng, Lạng Sơn.
|
|
12
|
Ê- đê
|
Ra- Ðê, Ðê,
Kpạ, A-đham,Krung,Ktul, Ðliê Ruê, Blô, Epan, Mđhur (2)Bih
|
Ðắc-Lắc, Phú
Khánh
|
|
13
|
Ba Na
|
Gơ- lar,
Tơlô, Giơ-lâng, (Y Lăng), Rơ - ngao, Krem, Rh, ConKđe, A- LaCông,Kpâưng,
Công, Bơ- Nâm
|
Gia Lai, Kôm
Tum, Nghĩa Bình, Phú Khánh
|
|
14
|
Xơ - Ðăng
|
Xơteng,
Hđang, Tơ- đra, Mơ- Nâm, Ha-Lăng, Ca- dong, Kmrâng, ConLan, Bri- La, Tang.
|
Gia Lai,
Kômn Tum, Quảng
|
|
15
|
Sán Chay ( Cao Lan- Sán Chỉ )
|
Cao Lan, Mán Cao Lan, Hờn Bạn, Sán Chỉ (còn gọi là Sơn
Tử và không bao gồm nhóm Sán Chỉ ở Bảo Lạc và chợ Rã)
|
Bắc Thái, Quảng Ninh, Hà Bắc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà
Tuyên.
|
|
16
|
Cơ - Ho
|
Xrê, Nốp(
Tu- Lốp), Cơ- don, Chil(3), Lát(lach), Trinh.
|
Lâm Ðồng,
Thuận Hải
|
|
17
|
Chăm (Chàm )
|
Chăm, Chiêm
Thành, Hroi
|
Thuận Hải,
An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa Bình, Phú Khánh.
|
|
18
|
Sán Dìu
|
Sán dẻo,
Trại, Trại Ðất, Mán, Quần Cộc
|
Bắc Thái,
Vĩnh Phú, Hà bắc, Quảng Ninh,Hhà Tuyên.
|
|
19
|
Hrê
|
Chăm Rê, Chom,Kre Luỹ.
|
Nghĩa Bình
|
|
20
|
Mnông
|
Pnông, Nông,
Pré, Bu- đâng, Ðỉpi,Biat, Gar, Rơ- Lam, Chil. (3)
|
Ðắc Lắc, Lâm
Ðồng, Sông Bé
|
|
21
|
Ra- glai
|
Ra-clây, rai, Noang, La- Oang
|
Thuận Hải,
Phú Khánh
|
|
22
|
Xtiêng
|
Xa - Ðiêng
|
Sông Bé, Tây
Ninh
|
|
23
|
Bru- Vân
Kiều
|
Bru, Vân
Kiều, Măng Coong, Tri Khùa.
|
Bình Trị Thiên
|
|
24
|
Thổ (4)
|
Kẹo, Mọn,
Cuối, Họ, Ðan- Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá, Vàng (5)
|
Nghệ Tĩnh,
Thanh Hoá ( Nghi Xuân )
|
|
25
|
Giáy
|
Nhắng, Dẩng,
Pầu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu (6), Xa.
|
Hoàng Liên
Sơn, Lai Châu.
|
|
26
|
Cơ- Tu
|
Ca- Tu, Cao,
Hạ, Phương, Ca- Tang (7)
|
Quảng
|
|
27
|
Gié Triêng
|
Ðgiéh, Tareb,
Giang Rẫu Pin, Triêng, Treng, Ta- riêng, Ve (Veh), La-ve, Ca-tang (7)
|
Quảng
|
|
28
|
Mạ
|
Châu Mạ, Mạ
Ngăn, Mạ Xóp, Mạ Tô, Mạ Krung.
|
Lâm đồng,
Ðồng Nai
|
|
29
|
Khơ-Mú
|
Xaá Cẩu, Mứn
Xen,Pu Thêng, Tềnh, Tày Hay.
|
Nghệ Tĩnh,
Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn
|
|
30
|
Co
|
Cor,
|
Nghĩa Bình,
Quảng
|
|
31
|
Ta-Ôi
|
Tôi-Ôi, Pa-Co, Pa-Hi( Ba-hi)
|
Bình Trị
Thiên
|
|
32
|
Chơ- Ro
|
Dơ-Ro,
Châu-Ro
|
Ðồng Nai
|
|
33
|
Kháng
|
Xá Khao, Xá
Súa, Xá Dón, Xá Dẩng, Xá Hốc, Xá ái, Xá Bung, Quảng Lâm
|
Lai Châu,
Sơn La
|
|
34
|
Xinh- Mun
|
Puộc, Pụa
|
Sơn La, Lai
Châu
|
|
35
|
Hà Nhì
|
U Ni, Xá UNi
|
Lai Châu,
Hoàng Liên Sơn
|
|
36
|
Churu
|
Chơ-ru,
|
Lâm Ðồng,
Thuận Hải
|
|
37
|
Lào
|
Lào Bốc, Lào
Nọi
|
Lai Châu,
Sơn La, Thanh Hoá, Hoàng Liên Sơn
|
|
38
|
La Chí
|
Cù Tê, La
Quả
|
Hà Tuyên
|
|
39
|
LaHa
|
Xá Khao,
Khlá Phlạo
|
Lai Châu,
Sơn La
|
|
40
|
Phù Lá
|
Bồ Khô Pạ,
Mu Di Pạ Xá, Phó,
|
Hoàng Liên
Sơn, Lai Châu.
|
|
41
|
La Hủ
|
Lao, Pu
Ðang, Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy
|
Lai Châu
|
|
42
|
Lự
|
Lừ, Nhuồn
(Duôn)
|
Lai Châu
|
|
43
|
Lô Lô
|
Mun Di
|
Cao Bằng,
Lạng Sơn, Hà Tuyên.
|
|
44
|
Chứt
|
Sách, Máy,
Rục, Mã Liêng, A rem, Tu Vang, Pa Leng, Xơ Lang, Tơ- hung, Chà -củi, U- Mo,
Xá Lá Vàng
|
Bình Trị
Thiên
|
|
45
|
Mảng
|
Mảng Ư , Xá Lá vàng
|
Lai Châu
|
|
46
|
Pà Thẻn
|
Pà Hưng,
Tống
|
Hà Tuyên
|
|
47
|
Cơ Lao
|
|
Hà Tuyên
|
|
48
|
Cống
|
Xắm Khống,
Mấng Nhé, Xá xeng
|
Lai Châu
|
|
49
|
Bố Y
|
Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Di, Tu Din
|
Hoàng Liên
Sơn , Hà Tuyên
|
|
50
|
Si La
|
Cuù Dề Xừ,
Khả pẻ
|
Lai Châu
|
|
51
|
Pu Péo
|
Ka pèo,, Pen Ti Lô Lô
|
Hà Tuyên
|
|
52
|
Brâu
|
Brao
|
Gia Lai, Kôn
Tum.
|
|
53
|
Ơ Ðu
|
Tày Hạt
|
Nghệ Tĩnh
|
|
54
|
Rơ măm
|
|
Gia Lai, Kôn
Tum.
|
|
55
|
Người nước
ngoài
|
|
|
Chú Thích
(1) Là tên người Thái chỉ
người Mường
(2) Mđhur là một nhóm
trung gian giữa người Ê-đê và Gia-rai. Có một số làng Mđhur nằm trong địa phận
của tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Cheo Reo, tiếp cận với người Gia-rai, nay đã tự
báo là ngưòi Gia-rai.
(3) Chil là một nhóm địa
phương của dân tộc Mnông. Một bộ phận lớn người Chil di cư xuống phía Nam, cu
trú lẫn với người Cơ-Ho, nay đã tự báo là Cơ-Ho. Còn bộ phận ở lại quê hương
cũ, gắn với người Mnông, vẫn tự báo là người Mnông.
(4) Thổ đây là tên tự gọi,
khác với tên Thổ trước kia dùng để chỉ nhóm Tày ở Việt Bắc, nhóm Thái ở Ðà Bắc
và nhóm Khơ-Me ở đồng bằng sông Cửu Long.
(5) Xá Lá Vàng: Tên chỉ
nhiều dân tộc sống du cư ở vùng biên giới.
(6) Cùi chu ( Quý Châu) có
bộ phận ở bảo Lạc ( Cao bằng) sống xen kẽ với người nùng, được xếp vào người
nùng.
(7) Ca Tang: Tên gọi chung
nhiều nhóm người ở miền núi Quảng Nam- Ðà nẵng, trong vùng tiếp giáp với Lào.
Cần Phân biệt tên gọi chung này với tên gọi riêng của từng dân tộc.
* Một số tên gọi của các
tỉnh vẫn thao tên gọi cũ vào thời gian năm 1978.
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment