Hướng dẫn mua bán BITCOIN chi tiết => Bấm vào đây
Tải app VNPAY nhận ngay 50.000 vào ví => Bấm vào đây
A. Tóm
tắt kiến thức cơ bản:
- HS biết lập
dàn ý cho đề bài.
- Viết hoàn
chỉnh bài văn theo yêu cầu của đề.
- Biết tự sửa
những lỗi sai về chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
B. Các
dạng đề:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Yêu cầu học
sinh lập dàn ý cho các đề sau:
* Đề1. Thuyết minh về cái phích nước.
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về cái phích
b. Thân bài:
- Nêu cấu tạo của phích:
+ Vỏ phích
+ Ruột phích
- Cách bảo quản, sử dụng.
c. Kết bài:
Vai trò của
cái phích trong đời sống hiện nay.
* Đề 2. Giới thiệu về nhà thơ hoặc nhà văn mà em yêu thích
a. Mở bài:
Giới thiệu
khái quát về nhà thơ hoặc nhà văn.
b. Thân bài:
- Hoàn cảnh xã hội.
- Thân thế và sự nghiệp
- Đánh giá chung về đối tượng đó.
c. Kết bài:
Khẳng định vai trò, vị thế của nhà văn (nhà thơ)
trong xã hội.
* Đề 3. Giới thiệu về di tích lịch sử, văn hoá của địa phương.
a. Mở bài :
Giới thiệu chung về di tích lịch sử, văn hoá
của địa phương.
b. Thân bài :
- Vị trí.
- Nguồn gốc.
- Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
- Những cảnh quan làm
nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
- Cách chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn đối tượng (nếu đối tượng
thuyết minh là danh lam, thắng cảnh).
c. Kết bài:
Ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử, văn hoá
đối với đời sống con người.
2. Dạng đề 5
hoặc 7 điểm
*
Đề 1. Em hãy viết đoạn văn
giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của
nhà văn Nam Cao.
(HS viết một đoạn văn phần thân bài cho đề 2).
* Gợi ý :
- Mở đoạn : Nam
Cao(1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân
(nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.
- Thân đoạn : Ông
là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài viết chân
thực về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi
, bế tắc trong xã hội cũ... Các tác phẩm chính : các
truyện ngắn Chí Phèo, Trăng sáng, Đời thừa, Lão Hạc, Một đám cưới...
- Kết đoạn: Nam Cao được nhà nước
truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật...
* HS trình bày đoạn văn, nhận xét, sửa lỗi.
* GV nhận xét, kết
luận.
* GV đọc bài tham khảo.
Hồ Gươm
Hồ Gươm hay hồ
Hoàn Kiếm là một hồ nước ngọt nằm giữa thủ đô Hà Nội.
Tên hồ cũng được đặt cho một quận của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm).
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua phố Hai Bà Trưng và phố Lý Thường Kiệt,
tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng.
Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Tương truyền vào thế
kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm
thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam
chống lại quân
Minh dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi…
Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ
Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện và đòi gươm. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, nâng gươm
về phía rùa vàng, rùa há miệng đớp lấy và lặn xuống đáy hồ. Từ đó hồ Lục Thuỷ có
tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
Có thể bạn quan tâm
=> Top 10 cuốn sách hữu ích giúp ôn thi vào lớp 10 môn Toán
=> Top 10 cuốn sách hữu ích giúp ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Có thể bạn quan tâm
=> Top 10 cuốn sách hữu ích giúp ôn thi vào lớp 10 môn Toán
=> Top 10 cuốn sách hữu ích giúp ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
-----------------------------------------------------
Giới thiệu về nhà thơ Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh tên khai sinh là Nguyễn Hữu
Thỉnh, sinh ngày 15-2-1942. Quê gốc làng
Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước hòa bình lập lại
( 1954) Hữu Thỉnh đã phải trải qua một
tuổi thơ vô cùng khổ cực. Mười tuổi ông phải đi làm phu, làm đủ mọi thứ lao dịch
cho các đồn binh Pháp. Đến sau năm 1954 ông mới
được đi học. Năm 1963, khi vừa tốt nghiệp phổ thông, ông vào bộ đội tăng
thiết giáp, Trung đoàn 202, học lái xe, làm cán bộ tiểu đội. Ông tham gia chiến
đấu nhiều năm tại chiến trường. Sau năm 1975, Hữu Thỉnh học tại trường viết văn
Nguyễn Du khóa 1. Từ năm 1982, ông là cán
bộ biên tập, Trưởng ban thơ và là Phó Tổng
biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Từ năm 1990, Hữu Thỉnh chuyển sang
Hội nhà văn Việt Nam, giữ chức Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, tham gia ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa
III, IV, V.
Tác phẩm đã xuất bản: Âm vang chiến hào (Thơ in chung - 1975), Đường
tới thành phố ( Trường ca- 1979),
Khi bé Hoa ra đời ( Thơ thiếu
nhi- in chung), Thư mùa đông ( thơ 1994), Trường
ca Biển (1994), Thơ Hữu Thỉnh
( 1998).
Nhà thơ đã được trao giải thưởng: Giải
ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1972- 1973; Giải nhất năm 1975- 1976; Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1980 ( Trường
ca Đường tới thành phố) và năm
1995 ( tập thơ Thư mùa đông);
Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng năm 1994 (Trường
ca biển).
Hữu Thỉnh thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Ông đã sớm khẳng định một phong cách thơ riêng. Ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh mang nhiều
chất dân gian. Ông đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn những câu tục ngữ ca dao
trong thơ mình và nhờ vậy đã tạo nên hiệu quả thẩm mĩ đặc biệt. Bên cạnh đó, những
nhà nghiên cứu cũng thường đề cập đến tính triết luận sâu sắc trong thơ Hữu Thỉnh.Vì
thế thơ ông mang đến cho bạn đọc những cảm xúc đặc biệt, những nhận thức mới mẻ về tâm hồn con người- một thế giới còn ẩn chứa
nhiều điều bất ngờ, thú vị.
C. Bài
tập về nhà: (Dạng đề 5 hoặc 7 điểm)
- Viết hoàn
chỉnh bài văn cho một trong các đề bài sau:
* Đề 1. Thuyết minh về cái phích nước.
* Đề 2: Giới thiệu về một danh lam, thắng cảnh
ở địa phương em.
* Đề 3. Giới thiệu về di tích lịch sử, văn hoá của địa phương.
Tải app VNPAY nhận ngay 50.000 vào ví => Bấm vào đây
-->Kiếm tiền trên điện thoại->bấm vào đây
--> Đào coin Renec miễn phí, Bấm vào đây để kiếm tiền
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment