CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Phạm vi: Môn GDCD lớp 12
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công
dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều
không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu
trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật
1. Công dân bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có
nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo
quy định của pháp luật . Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công
dân
Một là : Bất kì công
dân nào, nếu đáp ứng các quy định của pháp luật đều được hưởng câc quyền công
dân. Ngoài việc hường quyền, công dân còn phải thực hiện nghĩa vụ một cách bình
đẳng. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế,
các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực
hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế,…
Hai là : Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc,
giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội .
2/Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì
công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của
mính và bị xử lí theo quy định của pháp luật .
Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu
trách nhiệm pháp lí ( trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật).
Khi công dân vi phạm pháp
luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như
nhau , không phân biệt đối xử.
3/ Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm
quyền bình đẳng của công dân trước pháp
luật .
Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước
quy định trong Hiến pháp và luật.
Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo
ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực
hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được
hiểu là :
- Bất kỳ ai vi phạm pháp luật đều phải chịu
trách nhiệm pháp lý, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị
xã hội hay là một công dân bình thường, không
phân biệt giới tính, tôn giáo…
- Việc xét xử những người
có hành vi vi phạm pháp luật dựa trên các quy định của pháp luật về tính chất,
mức độ của hành vi vi phạm chứ không căn cứ vào dân tộc, giới tính, tín ngưỡng,
tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội của người đó.
Nhà nước có trách nhiệm
tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp
luật.
Hiến
pháp quy định: (Điều 54 Hiến pháp năm 1992)
Công dân đủ 18 tuổi trở lên
đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội
đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”.
Theo quy
định, những người sau không được ứng cử đại biểu Quốc hội: (Điều 29 Luật bầu cử đại biểu
Quốc hội ).
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng
quyền và làm nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền đó đến đâu phụ
thuộc vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.
Quyền bình đẳng xuất
phát từ quyền con người và quyền cơ bản nhất . Theo quy định của pháp luật Việt
Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, phụ nữ bình đẳng với nam giới
về mọi phương diện, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng
với nhau, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam đều bình đẳng .
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment