Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và chủ quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc có thể sai (vi phạm pháp luật). Vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể làm ra pháp luật và dùng pháp luật làm phương tiện quản lí xã hội sẽ làm gì để bảo đảm quá trình đưa pháp luật vào đời sống xã hội đạt hiệu quả và xử lí các vi phạm pháp luật nảy sinh như thế nào?
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
(Phần 1)
Phạm vi: Môn GDCD lớp 12
1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn
thực hiện pháp luật
a.Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật
Sử dụng pháp luật :Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các
quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
Thi hành pháp luật :Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những
nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
Tuân thủ pháp luật :Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm
những điều mà pháp luật cấm.
Áp dụng pháp luật :Các cơ quan,
công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm
phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể củacá
nhân, tổ chức.
Các ví dụ minh hoạ:
+ Sử dụng pháp luật
Ví dụ : Công dân A gửi đơn khiếu nại Giám đốc Công ty khi bị
kỷ luật cảnh cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
+ Thi hành pháp luật (xử sự tích cực)
Ví
dụ : Cơ sở sản xuất, xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý chất thải theo tiêu chuẩn môi
trường.
+ Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động)
Ví dụ : Không tự tiện chặt cây phá rừng...
+ Áp dụng pháp luật
Thứ
nhất, cơ quan, công chức
nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định cụ thể.
Thứ
hai, cơ quan nhà nước ra
quyết định xử lý người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá
nhân, tổ chức.
Giống nhau:
Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào cuộc sống, trở thành những
hành vi hợp pháp của người thực hiện.
+ Khác nhau: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể
pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép
theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện
Bảng pân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa
các hình thức thực hiện PL:
|
Sử dụng PL
|
Thi hành PL
|
Tuân thủ PL
|
Áp dụng PL
|
Chủ thể
|
Cá
nhân, tổ chức
|
Cá
nhân, tổ chức
|
Cá
nhân, tổ chức
|
Cơ quan, công chức
nhà nước có thẩm quyền
|
Phạm vi
|
Làm những gì pháp luật
cho phép
|
Làm những gì pháp luật
quy định phải làm
|
Không làm những gì pháp
luật cấm
|
Căn cứ vào thẩm quyền
và quy định của pháp luật ban hành các quyết định cụ thể hoặc ra quyết định
xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ
chức
|
Yêu cầu đối với chủ thể
|
Có thể làm hoặc không
làm, không bị ép buộc
|
Phải làm, nếu không sẽ
bị xử lí theo quy định của pháp luật.
|
Không được làm, nếu
không sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
|
Bắt buộc tuân theo các
thủ tục, trình tự chặt chẽ do pháp luật quy định
|
Ví dụ
|
Cá nhân, tổ chức có
quyền lựa chọn những hình thức, loại hình kinh doanh phù hợp với khả năng,
điều kiện
|
Cá nhân, tổ chức kinh
doanh thì phải nộp thuế
|
Cá nhân, tổ chức kinh
doanh không được buôn bán những mặt hàng mà pháp luật cấm
|
Cơ quan có thẩm quyền
áp dụng xử phạt đúng quy trình, thủ tục,… với những cá nhân, tổ chức kinh
doanh vi phạm pháp luật
|
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment